Kinh nghiệm đi du lịch phố cổ Hội An

Kinh nghiệm đi du lịch phố cổ Hội An

Bước chân du lịch phố cổ Hội An, du khách sẽ ngỡ ngàng trước một thế giới biệt lập, tách khỏi mọi dòng chẩy và sức phá huỷ của thời gian

Không có tiếng động cơ gầm rú cũng chẳng có những thương hiệu rực rỡ đèn mầu. Tất cả đã lùi xa sau lưng, cả không gian và thời gian đều lắng đọng trong những nếp nhà gỗ cổ xưa. Cầu chùa, dẫy nhà cổ hai tằng quay lưng phía bến sông Hoài, Hội quán Quảng Ðông, Phúc Kiến... đang lặng lẽ tồn tại để con người hoài niệm về một thời quá khứ. Ðặc biệt, khu phỗ cổ mạng một vẻ lãng mạng, sâu lắng và bình yên dưới ánh đèn lồng huyền ảo mỗi đêm 14 âm lịch hàng tháng. Xưa kia, nếu như người Việt quen dùng đĩa đèn dầu lạc, thì người Nhật Bản và Trung Hoa đã đưa tới Hội An thói quen sử dụng đèn lồng.
Phố cổ Hội An
Khắp nơi ở Hội An, đi đâu bạn cũng đều bắt gặp những ánh mắt rất thân thiện, những nụ cười rất tươi của người dân trong vai chủ nhà đón chào khách. Họ đón khách, mời khách mua những món hàng lưu niệm hết sức lịch sự và nhã nhặn. Hoàn toàn không có hình ảnh chèo kéo, năn nỉ hay đeo bám khách du lịch.

Đi đâu chơi ở phố cổ Hội An ?

Chùa Cầu ở Hội An
Tương truyền, chùa Cầu là chiếc cầu được các thương nhân Nhật Bản xây dựng vào đầu thế kỷ XVII mang theo nhiều huyền thoại. Về sau, cầu được các cư dân Hoa - Việt tu bổ và tôn tạo thành kiểu dáng kiến trúc như hiện nay. Cầu làm bằng gỗ, dài 18 mét và gắn liền với một ngôi chùa nhỏ, lợp ngói âm dương, dựng trên móng đá chắc chăn. Chùa thờ Bắc Đế Trấn Võ, là vị thần trị thủy nhằm cầu mong sự bình yên cho dân chúng và phố xá. Chùa Cầu đã trở thành biểu tượng văn hóa của Hội An và được chọn làm logo chính thức đại diện cho của Đô thị cổ Hội An.
Chùa Ông Hội An
Chùa Ông Hội An còn được gọi là Quan Công miếu
Chùa Ông nằm ở số 24 đường Trần Phú, nơi đây còn được gọi là Quan Công miếu, công trình này được người Minh Hương và người Việt ở Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17. Chùa Ông thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ), nhằm tỏ lòng thành kính và ca tụng tấm lòng nghĩa khí, tiết trung liệt của Ông.
Hội quán Phúc Kiến
Hội quán Phúc Kiến ở 46 đường Trần Phú - Hội An
Hội quán vốn là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu, là bà chúa phù hộ cho tiền tài, sông nước và tiền của, tượng được vớt ở bờ biển Hội An vào năm 1697. Đây cũng là nơi hội họp đồng hương của những người Phúc Kiến. Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo tráng lệ, được chạm trổ tinh xảo.
Bảo tàng Lịch Sử – Văn Hóa ở Hội An
Bảo tàng được thành lập vào năm 1989, trưng bày những hiện vật gốc bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ… và nhiều tư liệu có giá trị, phản ánh các giai đoạn phát triển của thương cảng Hội An từ thời thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên đến thế kỷ 15 nói riêng và văn hoá Đại Việt, Đại Nam từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19 nói chung. Địa chỉ: Số 13 Nguyễn Huệ

Đi du lich Hội An bằng phương tiện gì ?

Nếu bạn muốn đến thăm Hội An, có thể đến Đà Nẵng bằng các phương tiện như xe khách, tàu lửa,bạn có thể đặt 1 vé máy bay giá rẻ nếu xuất phát từ Hà Nội/ TP HCM hay một số địa điểm khác. Do Hội An không có ga tàu, bến xe nên mọi việc di chuyển bằng tàu lửa, xe khách đều tập trung ở Đà Nẵng. Từ Đà Nẵng để đến Hội Anchỉ mất khoảng hơn 30’ đi ô tô.
Phương tiện di chuyển trong Hội An
- Xe máy: đây là phương tiện phổ biến để du khách đi tham quan, bạn có thể liên hệ với chủ khách sạn để được hướng dẫn và cho thuê với giá tốt nhất. Gía thuê xe khoảng 150.000 – 300.000 VND/xe/ngày.
- Xe đạp: là lựa chọn thích hợp nhất sau xe máy, bạn có thể thuê xe đạp ở rất nhiều điểm cho thuê xe trong thành phố hoặc ngay tại khách sạn nơi bạn nghỉ. Gía thuê xe khoảng 20.000 – 30.000VND/xe/ngày.

Ăn gì và ăn ở đâu ở Hội An ?

Năm 2011, website du lịch nổi tiếng Tripadvisor đã bình chọn và công bố danh sách 10 điểm đến có ẩm thực hấp dẫn nhất châu Á, trong đó các món ăn của Hội An được xếp ở vị trí thứ 6. Sau đây là những món ăn nếu có dịp đến Hội An nhất định bạn không được bỏ qua.
Cơm gà Phố Hội ở Hội An
Đặc sản Cao lầu
Bánh hoa hồng Hội An
Về lưu trú: Các bạn có thể an tâm khi sử dụng dịch vụ đặt phòng khách sạn giá rẻ của nhigia.vn. Danh sách khách sạn của NHỊ GIA các bạn có thể tham khảo tại: khách sạn Hội An giá rẻ
Có thể bạn quan tâm: Tour du lịch Hội An
Kinh nghiệm tiết kiệm chi phí khi đi du lịch

Kinh nghiệm tiết kiệm chi phí khi đi du lịch

Săn vé máy bay giá rẻ và đặt trước phòng lá một trong những tuyệt chiêu tiết kiệm chi phí cho chuyến đi của bạn

1. Tìm thông tin về chuyến đi trước khi khởi hành

Đây là một bước vô cùng quan trọng để tiết kiệm chi phí khi đi du lịch cũng như quyết định sự thành công cho chuyến đi của bạn. Hãy tập cho mình thói quen tìm thông tin về chuyến đi như phương tiện đi lại, giá cả, nơi ăn, nghỉ, kinh nghiệm đi du lịch từ những người bạn hoặc các chia sẻ trên internet. Hiện tại có rất nhiều các diễn đàn cũng như cá nhân sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình và những gì bạn cần chỉ là chọn lọc và giữ chúng làm "vốn riêng" cho bản thân thôi.

2. Chọn địa điểm và thời điểm du lịch sẽ ảnh hưởng rất lớn đến túi tiền của bạn

Nếu có thời gian linh hoạt, bạn hãy tránh đi du lịch vào những ngày cao điểm hay các dịp lễ, Tết bởi lúc này giá dịch vụ sẽ đắt đỏ hơn ngày thường rất nhiều. Chẳng hạn, việc bạn du lịch tới Nha Trang hay Hạ Long vào dịp 30/4 chắc chắn sẽ tốn kém hơn nhiều so với việc bạn tới đó sớm hoặc muộn hơn một tháng.

Trên thực tế, một năm dân công sở có tới 12 ngày phép do vậy những chuyến đi vào dịp cuối tuần cộng với một vài ngày nghỉ phép cũng "dư sức" để bạn đi du lịch cùng cả gia đình. Nếu bạn chỉ cần một nơi để “đổi gió”, bạn có thể tham khảo các địa chỉ nghỉ dưỡng tại các vùng ngoại ô hay các khu resort gần gũi với thiên nhiên gần nơi mình sinh sống.

3. Lựa chọn phương tiện cho chuyến đi của mình

Ngày nay, với giao thông phát triển, bạn có vô vàn lựa chọn phương tiện cho chuyến đi của mình như máy bay, tàu hỏa, ô tô hay xe máy… Nếu có điều kiện kinh tế và hạn hẹp về thời gian, máy bay sẽ là lựa chọn hàng đầu. Nếu có thời gian và chỉ du lịch trong những địa điểm gần, bạn có thể lựa chọn các tuyến tàu, xe khách hay xe bus chất lượng cao.
Đối với những bạn trẻ ưa khám phá và thích du lịch bụi, di chuyển bằng xe máy cũng là một cách thú vị và tiết kiệm tiền, tuy nhiên nếu chọn di chuyển bằng xe máy, bạn cần đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu.

4. Săn vé máy bay giá rẻ và đặt trước phòng

Ai cũng biết di chuyển bằng máy bay sẽ tiết kiệm thời gian và rất tiện nghi, tuy nhiên giá vé của chúng lại không hề rẻ chút nào. Hiện nay không ít các hãng hàng không của Việt Nam và quốc tế có những chương trình bán vé giá rất ưu đãi, do vậy bạn hoàn toàn có thể săn vé máy bay giá rẻ đối với những chuyến đi có kế hoạch chắc chắn từ trước. Đường truyền mạng nhanh, có sẵn thẻ thanh toán quốc tế và tham gia ngay từ những giây phút đầu khi mở bán vé là những bí kíp giúp bạn có thể mua được vé giá rẻ.
Thêm nữa, để không bị bơ vơ giữa thành phố xa lạ do cháy phòng, bạn nên chủ động đặt phòng từ trước. Mẹo nhỏ là nên chọn những nhà nghỉ bình dân, thương lượng ghép phòng nếu đi nhóm đông để tiết kiệm chi phí khi đi du lịch.

5. Thuê xe máy

Trên thực tế khoản chi phí đi lại thăm thú tại địa phương "ngốn" của bạn khá nhiều tiền. Nếu định ở lại địa điểm du lịch một vài ngày, để tiết kiệm chi phí bạn có thể tính đến việc thuê xe máy để tự mình thăm thú và khám phá địa phương. Thông thường giá thuê xe máy chỉ khoảng 200.000 đồng/ ngày, cộng với tiền xăng chắc chắn kiểu di chuyển này vẫn rẻ hơn nhiều so với đi taxi hay xe ôm. Một lưu ý nhỏ nếu chọn cách này là hãy hỏi thật kỹ đường để tránh bị lạc nhé.

6. Chọn nơi ăn ở hợp lý


Ẩm thực là một phần không thể thiếu của văn hóa vùng miền. Thực tế, không nơi nào phản ánh về cuộc sống và ẩm thực địa phương chân thực và gần gũi như ở... chợ, do vậy một trong những địa điểm bạn không nên bỏ lỡ cơ hội khám phá khi đi du lịch chính là các chợ cóc. Ngoài ra các quán ăn ven đường và các quán bình dân cũng là lựa chọn ẩm thực thú vị với giá cả dễ chấp nhận.
Nếu bạn đi du lịch "bụi" thì việc mang theo nồi, bếp du lịch để tự chế biến món ăn từ những thực phẩm mua sẵn trong vùng cũng là những trải nghiệm hết sức thú vị.

7. Làm quen với người dân địa phương

Làm quen với người dân địa phương sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt nơi bạn tới. Bạn cũng có thể hỏi về những nơi ăn uống ngon rẻ, những địa điểm tuyệt đẹp trên sách báo không nhắc tới. Nếu được, thay vì ở nhà nghỉ, khách sạn, bạn có thể xin ở trọ luôn tại người dân địa phương, nhờ họ nấu nướng. Điều này không chỉ giúp gắn kết tình thân mà còn tiết kiệm khá nhiều cho chiếc ví của bạn đấy.

8. Mua sắm khôn ngoan


Khi đi du lịch, bạn dễ bị choáng ngợp bởi các món đặc sản hấp dẫn cũng như những đồ lưu niệm xinh xắn, tuy nhiên những thứ tưởng như nhỏ nhặt này cũng là một yếu tố khiến tiền trong túi bạn bay đi rất nhanh đấy bởi vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi mua đồ xem mình có thực sự cần nó không? Bạn nên tham khảo bạn bè và người dân địa phương để biết nên mua đặc sản ở đâu đảm bảo chất lượng, rồi lên danh sách kỹ càng những người cần mua quà. Nếu đi cùng bạn bè, bạn có thể rủ họ mua chung với số lượng nhiều để hưởng những ưu đãi về giá cả.
Nếu đi du lịch nước ngoài, hãy "soi" thật kỹ các chương trình giảm giá để có thể sở hữu đồ hiệu chỉ mức giá hấp dẫn. Ngoài ra mua đồ tại các gian hàng miễn thuế cũng là một cách thông minh để tiết kiệm chi phí khi đi du lịch.

Nguồn: http://baodautu.vn/8-chieu-giup-tiet-kiem-chi-phi-khi-di-du-lich.html

Những điều tối kỵ khi đi quán bar

Những điều tối kỵ khi đi quán bar

Chụp hình tự sướng với màn hình sáng trưng, búng tay gọi bồi bàn hoặc kì kèo đòi giảm giá khi hóa đơn đã được in ra... là những điều khiến mọi người xung quanh bạn khó chịu khi vào quán bar.

Bạn và nhóm bạn thân bước vào quán bar để thư giãn cuối tuần, nhưng chỉ khoảng nửa tiếng sau những vị khách ngồi xung quanh bạn bỗng nhiên cầm ly cocktail của mình đứng dậy và di chuyển đến một chỗ ngồi khác. Điều gì khiến họ có thái độ như vậy với bạn? Hãy thử xem bạn có phạm phải những điều dưới đây không.

1. Cười đùa xô đẩy

Đồng ý là khi vào quán bar, âm thanh và khung cảnh khá náo nhiệt và ồn ào. Bạn phải nói chuyện lớn tiếng mới có thể át được tiếng nhạc. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong một quán bar mà mọi người đứng san sát nhau và bạn lại đùa giỡn, xô đẩy cùng với bạn bè, khiến cho người xung quanh bị mất thăng bằng theo thì họ sẽ cảm thấy khá phiền.

2. Chụp hình tự sướng

Chẳng có gì đáng nói nếu bạn muốn chụp vài bức hình để đăng tải lên facebook cùng dòng trạng thái: "Xõa cuối tuần". Nhưng nếu màn hình điện thoại của bạn sáng trưng và chiếu trực tiếp vào người kế bên thì họ sẽ thấy khó chịu, nhất là khi vì ánh sáng trong quán bar yếu nên bạn quyết định bật chế độ đèn pin bởi một chiếc điện thoại khác và rọi vào mình. Bật đèn flash để chụp liên tục nhiều tấm cũng gây phiền nhiễu tương tự.

3. Búng tay gọi phục vụ

Nếu muốn gọi người phục vụ, hãy lịch sự vẫy tay hoặc kêu họ lại. Đừng búng tay ra hiệu cho họ phải tới vì đó là hành vi khiếm nhã. Nhân viên phục vụ trong các quầy bar cũng như chúng ta, đi làm và kiếm tiền, nên họ cũng cần được tôn trọng.



Khi vào quán bar, bên cạnh nhấm nháp ly rượu đơn thuần, bạn có thể quan sát nhân viên pha chế biểu diễn. Ảnh: vietgiao


4. Uống rượu khi chưa đủ tuổi

Đừng làm khó nhân viên phục vụ khi họ muốn bạn xuất trình giấy tờ để chứng minh bạn đủ tuổi để tự do uống chất cồn. Đây là điều nên được khuyến khích vì hiện nay nhiều người trẻ chưa đủ tuổi bước vào quán bar và muốn thử qua loại rượu mạnh.

5. Kiểu gọi "cho loại nào ngon ngon"

Cầm menu thức uống trên tay, bạn gặp khó khăn vì không biết phải gọi loại nào, thế là bạn quyết định giao phó cho phục vụ khi nói: "Cho tôi loại nào ngon ngon là được". Đây là kiểu gọi khiến nhân viên rất lúng túng, vì vị giác của mỗi người mỗi khác và họ sẽ không biết phải làm sao để đáp ứng bạn tốt nhất.

6. Yêu cầu thêm rượu

Thông thường khi vào quán bar, tâm lý chung là muốn được uống nhiều rượu hơn với cùng một mức tiền. Thế là bạn yêu cầu nhân viên pha chế lấy ít đá ra, cho thêm rượu vô. Nhân viên pha chế không thích điều này, vì mỗi một loại thức uống đều đã có công thức và định lượng cụ thể. Bớt đá lạnh cũng không thể tăng nhiều rượu lên, nó chỉ khiến cho loại thức uống của bạn trở nên nhạt nhẽo, mất vị.



Mỗi loại thức uống trong quán bar đều có giá niêm yết, cũng như được định lượng theo công thức nên bạn khó lòng đòi hỏi thêm. Ảnh: Pinterest


7. Gây sự với nhân viên

Với tâm thế "thượng đế", bạn luôn muốn mình được phục vụ tốt nhất. Khi tâm trạng không tốt, đôi lúc bạn cũng muốn gây hấn với nhân viên kiểu "giận cá chém thớt". Hãy kiềm chế bản thân, vì bạn có thể bị mời ra khỏi quán và cấm quay lại vĩnh viễn. Quán bar giúp bạn giải sầu, nhưng không phải là nơi để bạn trút bực tức lên những người không liên can.

8. Chuyển bàn liên tục

Mỗi chiếc bàn trong quán đều được nhân viên ghi nhớ để dễ dàng trong việc tính tiền. Đừng gọi rượu ở quầy bar rồi sau đó đề nghị nhân viên chuyển sang khu ăn uống. Họ sẽ vẫn chuyển được nhưng thường xảy ra sai sót trong khâu tính tiền, có thể tính lộn.

9. Kì kèo giá cả

Khi vào quán bar, mọi loại thức uống đồ ăn đều có giá niêm yết được ghi rõ ràng trong thực đơn. Nếu bạn uống hai ly cocktail, bạn phải trả đúng mức giá quy định. Đừng kì kèo đòi giảm giá, đưa thiếu vài nghìn lẻ hoặc luôn miệng chê mắc.

10. Vò rác cho vào ly

Khi thanh toán tiền xong, nhiều người có thói quen kiểm tra hóa đơn một lần nữa rồi vò lại thành viên cho vào ly cocktail đã uống xong. Đôi khi bạn cũng hút thuốc và bỏ tàn vào trong ly. Đừng làm như vậy vì như thế là bất lịch sự.

Tường Ý
Theo Cỏ Nhân Tạo, Giường Tầng Trần VĂn Sports
5 ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng dọc miền đất nước

5 ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng dọc miền đất nước

Chợ Đồng Xuân, chợ Đông Ba hay chợ Bến Thành đều là những ngôi chợ nổi tiếng lâu đời nằm dọc mảnh đất Việt Nam.

Chợ vừa là nơi trao đổi, giao lưu, mua bán vừa là nơi thể hiện văn hóa tinh tế đặc sắc của từng vùng miền. Vào chợ du khách không chỉ mua những món đồ mình yêu thích mà còn khám phá nét văn hóa độc đáo của nơi đó. Hãy cùng khám phá năm ngôi chợ nổi tiếng dọc miền đất nước ta.

1. Chợ Đồng Xuân – Hà Nội

Là một trong những ngôi chợ lớn và xưa nhất ở Hà Nội, chợ Đồng Xuân nằm trong phố cổ ở phường Đồng Xuân, có lịch sử tồn tại hàng trăm năm từ thời phong kiến nhà Nguyễn. Chợ gắn liền với sự thăng trầm của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, là điểm giao hòa và chứng kiến bao đổi thay của thành phố Hà Nội.


Đồng Xuân, ngôi chợ cổ và nổi tiếng của thành phố Hà Nội. Ảnh: Dulichmienbac


Ngoài giá trị về mặt lịch sử, chợ Đồng Xuân là địa điểm mua bán sầm uất bậc nhất, tập trung đa dạng nhiều mặt hàng gia dụng, giày dép, vải vóc và quần áo. Không chỉ có hàng hóa, người ta còn biết đến Đồng Xuân như một khu ăn vặt nổi tiếng của Hà thành, là điểm đến quen thuộc của du khách yêu thích ẩm thực truyền thống. Bạn có thể thưởng thức các món ăn tinh túy bản sắc Hà Nội như bún riêu ốc, bún chả kẹp que tre, bún măng mọc tiết, chè…

2. Chợ Đông Ba – Huế

Chợ Đông Ba là ngôi chợ lớn nhất ở Huế, được xây dựng từ năm 1899 dưới thời vua Thành Thái ở bên bờ sông Hương thơ mộng. Đây là một trong những địa điểm tham quan quen thuộc của nhiều du khách khi có dịp đặt chân đến thành phố Huế.


Chợ Đông Ba, biểu tượng của thành phố Huế thơ mộng. Ảnh: Panoramio


Với diện tích gần 5000 m2, chợ Đông Ba gồm ba lầu, được chia thành nhiều gian hàng phục vụ nhu cầu mua bán. Bên cạnh các nhu yếu phẩm phục vụ cuộc sống hàng ngày, chợ còn có những mặt hàng lưu niệm mang nét nghệ thuật tinh túy, độc đáo của Huế được bày bán như nón lá Phú Cam, thanh trà Lại Bằng, sen khô Hồ Tịnh, hoa giấy làng Sình… Đến chợ Đông Ba, bạn còn có dịp thưởng thức các món ăn truyền thống bình dân Huế như cơm hến, chả tôm, bánh khoái…

Chợ Đông Ba, cầu Tràng Tiền cùng với sông Hương là những biểu tượng của xứ Huế mộng mơ mà du khách nên ghé khi có dịp đặt chân đến.

3. Chợ Đầm – Nha Trang

Du khách đến Nha Trang nên một lần bước vô ngôi chợ Đầm nổi tiếng. Chợ Đầm được điểm danh trong hầu hết các tour du lịch và được nhiều du khách yêu thích.Với kiến trúc độc đáo, lạ mắt và nằm ở trung tâm thành phố, chợ Đầm là lựa chọn phổ biến khi du khách có ý định mua những món quà lưu niệm đầy ý nghĩa.


Chợ Đầm, trung tâm thương mại sầm uất của phố biển Nha Trang. Ảnh: Anywhere


Được xây dựng từ năm 1908 trên một khu đầm lầy rộng lớn nên cái tên chợ Đầm cũng theo đó ra đời. Chợ được thiết kế 2 tầng, kiến trúc theo hình tròn, mái xếp hình chữ V, tượng trưng cho hoa sen thuần khiết. Ngoài các sản phẩm thông dụng, chợ còn bày bán nhiều món hàng lưu niệm được làm từ vỏ sò, ốc với các hình dạng lạ lẫm đẹp mắt. Sản phẩm đặc biệt của chợ Đầm là mặt hàng hải sản tươi ngon hay đặc sản địa phương như nem, chả Nha Trang.

4. Chợ Bến Thành – Hồ Chí Minh

Ở Sài Gòn, không ai không biết đến chợ Bến Thành. Nó vừa là ngôi chợ lâu đời nhất vừa là biểu tượng của thành phố mang tên Bác.

Chợ Bến Thành từ lâu đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn. Hoạt động từ năm 1914 đến nay, ngôi chợ 100 tuổi này không chỉ là nơi mua bán sầm uất mà còn là chứng nhân lịch sử chứng kiến bao đổi thay thăng trầm của thành phố. Nơi đây tập trung nhiều mặt hàng, từ quần áo, giầy dép, vải vóc, đồ thủ công mỹ nghệ, hàng thổ cẩm, trang sức đến các món ăn đặc sản.


Chợ Bến Thành, nơi ghé thăm của nhiều du khách ngoại quốc khi đến Sài Gòn. Ảnh: Văn Trãi


Với giá trị truyền thống là trung tâm thương mại lâu đời nên chợ thu hút rất đông du khách ngoại quốc đến tham quan và mua sắm. Đến đây bạn sẽ bắt gặp đủ mọi ngôn ngữ để trao đổi mua bán. Đêm về, xung quanh chợ Bến Thành tụ họp thành một chợ đêm sầm uất tạo nên một Sài Gòn sôi động đa sắc màu.

5. Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang

Với địa thế sông ngòi dày đặc và chằng chịt, miền Tây nổi tiếng bởi những khu chợ lênh đênh trên mặt nước, trong đó chợ nổi Ngã Bảy là khu chợ nổi tiếng lâu đời nhất vùng đất Cửu Long.

Chợ nổi Ngã Bảy, còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, thuộc thị xã Ngã Bảy được hình thành từ năm 1915. Đây là chợ nổi nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang, nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây không chỉ nơi buôn bán hàng hóa mà còn là địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch.


Chợ nổi Ngã Bảy, nét duyên của cô gái miệt vườn sông nước. Ảnh: Saigonstartravel


Du khách tới đây sẽ nhìn thấy bạt ngàn màu sắc từ trái cây, rau củ cho đến các đồ dùng sinh hoạt miền sông nước. Đặc biệt là màu đỏ tươi của chôm chôm, màu ruốc chín của măng cụt, vị thơm của sầu riêng. Mỗi thuyền chỉ bán một loại trái cây hay mặt hàng và hàng hóa đó sẽ được treo lơ lửng một cây sào cao gọi là cây bẹo.

Có dịp đến đây du khách hãy thử lênh đênh trên mặt nước thưởng thức ly cà phê sóng sánh, nghe những câu hò vọng cổ miên man với chiếc áo bà ba dập dìu theo sông nước đầy thi vị.

Văn Trãi
Những món ăn đường phố nên thử ở New Delhi

Những món ăn đường phố nên thử ở New Delhi

Đến New Delhi du khách không nên bỏ lỡ các món ăn vặt có thể bắt gặp bất cứ đâu trên đường phố như kebab, ram laddoo, paranthe...




Chaat là một món ăn vặt thật sự tuyệt hảo ở New Delhi. Nằm gần khu chợ Khan, Prabhu Chaat Bhandar là địa chỉ nổi tiếng nhờ món chaat, chia chaat ra làm nhiều loại để thực khách có thể dễ dàng lựa chọn: aloo tikki, dahi bhalla và papri chaat.





Món kebab thơm ngon ở Delhi là thịt nướng xiên. Kebab có thể là thịt cừu, thịt heo hoặc thịt gà. Thường thì các hàng bán kebab sẽ nướng thịt ở ngay trước cửa tiệm.





Paranthe Wali Gali ở Delhi là một địa chỉ ăn uống nổi tiếng với món paranthe, bánh rán, làm từ bột mỳ, với nhân thập cẩm rau hoặc quả từ địa phương, ăn kèm với xốt tương ớt xoài, sabri và một số loại rau sống.





Những chiếc ram laddoo, bánh rán tròn, ăn cùng nước sốt rau mùi - ớt cay có thể đủ vị để là một bữa trưa. Du khách đến Delhi sẽ thấy các hàng bán ram laddoo có ở khắp nơi trong thành phố.





Dù cho du khách là người ăn chay hay không thì samosas vẫn luôn là một món ăn vặt tuyệt vời nhất ở Delhi nói riêng và Ấn Độ nói chung. Nếu kết hợp ăn samosas với uống trà Chai thì không còn gì bằng.





Chola bhatura là một món ăn có đầy đủ hương vị và nguyên liệu như một bữa ăn nhỏ gọn. Bao gồm bánh mì kết hợp với cà ri gà, thêm hành thái nhỏ ăn cùng dưa muối làm từ xoài thơm nồng.





Kulfi là một món kem đặc biệt của Ấn Độ. Có đến 57 loại kem kulfi ở cửa hiệu Krishna di Kulfi, trong đó món kulfi phủ faluda (một loại đồ uống kết hợp từ sữa hoa hồng với mì) được ưa chuộng nhất.



Hương Chi (theo CNN)
Thế giới đằng sau chiếc khăn piêu của người Thái

Thế giới đằng sau chiếc khăn piêu của người Thái

Với màu sắc phong phú theo từng hoa văn, chiếc khăn piêu được coi như vị thần bảo vệ linh hồn mỗi người phụ nữ Thái.

Mỗi dân tộc Việt Nam đều có nét đặc trưng riêng về văn hóa. Điều này thể hiện qua thói quen sinh hoạt, tín ngưỡng đặc biệt là trang phục... Với người Thái, nét đặc trưng được biết đến nhiều hơn qua chiếc khăn piêu truyền thống.



Khăn piêu chỉ được thêu ở hai đầu khăn với 3 loại hoa văn chính là cút piêu, sai peng và tà leo. Ảnh: toithichdoc.


Giống như cách làm thổ cẩm truyền thống, khăn piêu được dệt từ sợi bông sau đó nhuộm chàm. Tới khi vải khô người phụ nữ Thái mới bắt đầu thêu lên những hoa văn sặc sỡ và bắt mắt. Có tất cả 3 loại hoa văn được thêu trên mỗi chiếc khăn là tà leo, cút piêu và sai peng. Trong đó tà leo là vật trừ đuổi tà ma, bảo vệ thần hồn cho người đội khăn, cút piêu là phẩm vật cao quý của người bề trên và sai peng là dây tình của đôi lứa. Tuy nhiên cả ba loại hoa văn này chỉ được thêu có chừng mực ở hai đầu của chiếc khăn.

Có cầm trên tay một chiếc khăn piêu mới thấy được sự tài tình của người phụ nữ Thái. Những sắc màu và hoa văn độc đáo được kết hợp với nhau khéo léo. Đó là màu xanh của núi rừng, màu vàng của ánh nắng, nương lúa và màu trắng hồng của hoa thơm. Mỗi một hoa văn như cách ứng xử của người Thái với thiên nhiên và bản làng. Chẳng thế mà khăn piêu không đơn giản là vật đội đầu mà còn là biểu tượng tín ngưỡng của người Thái. Chiếc khăn piêu như vị thần che chở cho người phụ nữ Thái trong lúc nắng, lúc mưa.

Một chiếc khăn piêu thường mất từ 2 đến 4 tuần để hoàn thành vì người phụ nữ Thái chỉ thêu khăn lúc nông nhàn. Du khách có dịp ghé qua bản làng người Thái đều có thể bắt gặp hình ảnh những cô gái chăm chú và tỉ mỉ ngồi thêu khăn bên hiên nhà. Đôi khi hình ảnh ấy lại là những em gái, những bà mẹ địu con hay cụ già. Có lẽ trong quan niệm của người Thái, việc thêu được chiếc khăn piêu đẹp chính là tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất thế nên phụ nữ Thái, từ trẻ nhỏ tới người già, ai cũng có thể thêu được những chiếc khăn piêu ấn tượng.


Khăn piêu gắn bó với người phụ nữ từ khi còn nhỏ. Ảnh: Diệu Huyền


Trong đời sống tình cảm của người Thái, chiếc khăn piêu chính là minh chứng đặc biệt cho tình yêu đôi lứa. Ấy là những dịp lễ hội, khi cô gái tung còn, chàng trai nào bắt được phải đền cho cô một hoặc hai đôi vòng bạc. Còn khi chàng trai ném và cô gái không bắt được phải đem khăn piêu ra tặng. Chiếc khăn khi ấy trở thành cái cớ để họ yêu nhau. Nếu cô gái không yêu chàng trai thì có thể đem vật khác đến xin lại chiếc khăn của mình.

Cho tới khi chuẩn bị lấy chồng, các cô gái Thái phải tự tay làm khăn piêu như món quà không thể thiếu của cô dâu tặng cho gia đình nhà bên. Và cứ như thế, chiếc khăn piêu gắn bó với người phụ nữ Thái từ khi còn nhỏ, trong các dịp lễ hội cho tới khi về nhà chồng. Kể cả khi trong nhà có tang khăn piêu cũng được dùng làm lễ vật mang theo người mất và con cháu cũng phải đội khăn piêu trong đám ma. Chiếc khăn piêu khi ấy như vật chỉ đường cho linh hồn người đã mất tìm được lối về mường trời, là thế giới bên kia.


Khăn piêu ngày nay đã trở thành món quà lưu niệm cho du khách. Ảnh: Diệu Huyền


Ngày nay, chiếc khăn piêu vượt qua bản làng nhỏ của người Thái để thành món quà lưu niệm đến tay những du khách ghé qua. Cầm chiếc khăn piêu trên tay để biết về nét văn hóa đặc trưng của người Thái và cũng để lưu giữ lại một kỉ niệm trong một lần dạo chơi.
Người Thái sinh sống chủ yếu tại miền núi Tây Bắc và là dân tộc có dân số đứng thứ 3 tại Việt Nam (số liệu thống kê năm 2009). Người Thái có nhiều nhóm khác nhau là Thái đen, Thái trắng, Thái đỏ và Tày Mường. Khăn piêu là trang phục được biết nhiều hơn bởi người Thái đen.


Diệu Huyền
Bộ tộc làm đẹp bằng cách gắn đĩa vào môi

Bộ tộc làm đẹp bằng cách gắn đĩa vào môi

Các cô gái tin rằng việc đeo đĩa lên môi sẽ trở nên duyên dáng và chiếc đĩa gắn lên môi càng to thì họ càng nhận được nhiều của hồi môn từ nhà chồng.

Ataye Eligidagne - một cô gái đang bước vào độ tuổi thanh xuân ở Ethiopia - đã bắt đầu kéo dài môi từ 3 năm trước để phù hợp với truyền thống gắn đĩa lên môi bao đời nay của bộ tộc mình. Chiếc đĩa mà cô dùng để trang trí trên môi được làm từ đất sét cứng, chu vi 59,5 cm và đường kính lên đến 19,5 cm, to gấp 2 lần một chiếc đĩa thông thường mà phụ nữ nơi đây thường đeo. Trước đây, mọi người thường dùng đĩa gỗ để gắn vào lỗ thủng trên môi.



Ataye và chiếc đĩa môi khổ lớn của mình. Ảnh: Au.

Để đeo chiếc đĩa môi khổng lồ, cô gái đã phải "hy sinh" chiếc răng cửa phía dưới. Cô cho biết không cảm thấy đau đớn hay bất tiện vì chiếc đĩa quá khổ. Ngược lại, Ataye rất thích thú vì không phải người phụ nữ nào trong bộ tộc của cô cũng đeo một chiếc đĩa to và đáng tự hào như thế.

Việc xuyên thủng môi và gắn vào đó những chiếc đĩa nung bằng đất sét là một truyền thống lâu đời của những người phụ nữ Surma và Mursi sống ở thung lũng Omo River. Nhiều bằng chứng từ các nhà khoa học cho hay, tục gắn đĩa vào môi này có từ năm 1896. Người dân thời đó tin rằng việc đeo những chiếc đĩa môi và làm môi biến dạng sẽ giúp họ không bị bắt cóc để bán đi làm nô lệ.




Với chiếc đĩa môi này, Ataye sẽ nhận được của hồi môn là 50 con gia súc. Ảnh: Au.


Các cô gái bắt đầu từ độ tuổi 15 đến18 sẽ được nhổ 2 răng cửa phía dưới để kéo cho phần môi dài ra và những người phụ nữ lớn tuổi sẽ giúp họ xuyên những chiếc lỗ qua môi.

Chính phủ Ethioia vừa ra lệnh cấm phụ nữ mang đĩa môi. Tuy vậy vẫn còn không ít người thích mang đĩa môi. Đối với những người phụ nữ Surma, chiếc đĩa môi có nhiều ý nghĩa. Nó vừa thu hút người khác giới và rất có ích trong việc nhận của hồi môn. Kích thước đĩa càng lớn, các cô gái càng được đánh giá cao và được nhận nhiều hồi môn là gia súc khi đi lấy chồng. Với Ataye, số lượng gia súc mà cô sẽ được nhà chồng tặng vào khoảng 50 con.

Ataye cho biết cô tự hào về chiếc đĩa môi khổng lồ của mình. Tuy nhiên cô cho biết sẽ tôn trọng sự lựa chọn của con gái mình trong tương lai về việc con bé có muốn đeo đĩa môi giống mẹ hay không.


Đường đến bộ tộc của những cô gái thích đeo đĩa môi:

Thung lũng Omo River nằm ở miền tây nam Ethiopia. Chuyên trang về du lịch National Geographic gọi nơi này là "Biên giới cuối cùng của châu Phi". Có 9 bộ tộc chính sống trong khu vực này, với dân số vào khoảng 225.000 người. Phần lớn người dân nơi đây không được cung cấp nước sạch trong sinh hoạt đầy đủ.

Hầu hết du khách đều chọn đến Ethiopia bằng đường hàng không, hạ cánh tại sân bay quốc tế Bole. Tại sân bay, xe bus và taxi luôn chờ sẵn để phục vụ du khách. Một trong những hãng hàng không tốt nhất châu Phi là Ethiopian Airlines - có nhiều điểm đến trong và ngoài nước. Ethiopia có chuyến bay trực tiếp từ Mỹ.



Anh Minh
9 món ngon có tên lạ tai nhất thế giới

9 món ngon có tên lạ tai nhất thế giới

Nhiều món ăn chưa cần thưởng thức đã gây ấn tượng mạnh vì những tên gọi như: giám mục hôi hám, em bé Hà Lan hay Phật vượt rào.



1. Phật vượt rào

Đây là một món ngon của Trung Quốc, còn được gọi bằng tên khác đơn giản hơn là súp vi cá. Tên gọi kỳ lạ trên được nhiều người lý giải rằng món ăn này ngon đến mức có thể cám dỗ cả những nhà sư, khiến họ phải phá luật để được thưởng thức.




2. Giám mục hôi hám

Đọc tên gọi đã đủ biết món pho mát này có mùi không dễ chịu cho lắm. Loại pho mát có tên như vậy cũng do người đầu tiên làm ra là mục sư, một người cực kỳ khó tính. Pho mát này được ngâm qua một loại rượu lê cũng có mùi rất đặc biệt.





3. Code di Topo - "Đuôi chuột"

Người Italy đặt tên cho món mỳ ống của họ là "đuôi chuột" đơn giản chỉ vì hình dạng của nó rất giống đuôi của những chú chuột.





4. Phập phồng và tanh tách

Vào thế kỷ 18, món "phập phồng và tanh tách" (bubble and squeak) được làm từ thịt rán và cải bắp. Hiện nay món bánh đã thay đổi và làm từ khoai tây chiên cùng một số loại rau khác. Tuy nhiên món ăn có tên như vậy vì thịt và cải bắp được chiên cùng nhau sẽ tạo nên các âm thanh rất vui tai.





5. Chow "cún con"

Chú cún cưng của bạn có thể sẽ thích ăn món này nhưng thực chất nó là một món tráng miệng dành cho con người. Chow "cún con" làm từ ngũ cốc trộn với bơ lạc, chocolate và bột đường.





6. Em bé Hà Lan

Chiếc bánh vô cùng thơm ngon này thường ăn vào bữa sáng. Tuy tên là "Em bé Hà Lan" nhưng không do người Hà Lan làm ra mà được sáng tạo từ một quán cà phê ở Seattle, Washington, Mỹ vào những năm 1990.





7. Quỷ dữ trên lưng ngựa

Không có con quỷ nào mà chỉ là những quả mận chín được bọc bằng thịt lợn muối xông khói. Có một ý kiến cho rằng tên món ăn này có từ năm 1066 khi người Norman xâm chiếm vùng Cornwall nước Anh. Quân Norman đã mặc áo giáo và che chắn bằng thịt xông muối để hù dọa dân làng và sau đó ăn mừng bằng chính số thịt đó.





8. Thầy tế ngất xỉu

Món ăn này có tên gốc là Imam Bayildi, một trong số những món được ưa thích nhất của người Thổ Nhĩ Kỳ. "Thầy tế ngất xỉu" là cà tím nhồi hành, tỏi, cà chua nấu cùng với dầu ô liu. Có rất nhiều câu chuyện để lý giải tên của món ăn nhưng phổ biến nhất vẫn là một mục sư đã ngất đi vì quá hài lòng với hương vị của nó.





9. Bánh quy ngón tay

Hình dáng của món bánh quy Pháp này giống như những ngón tay. Bánh lần đầu tiên được làm ra vào cuối thế kỷ 15 tại cung điện của Công tước Savoy, nơi chế biến nên những chiếc bánh dành riêng cho vua Pháp.



Hương Chi (theo Dailymeal)